Chia sẻ những cách phòng ngừa cúm A hiệu quả và an toàn nhất

Cách phòng ngừa cúm A như thế nào là hiệu quả nhất? Thông tin này được rất nhiều người quan tâm và cùng nhau tìm hiểu ở trên các diễn đàn sức khỏe. Bài viết dưới đây các chuyên gia hàng đầu sẽ bật mí những kiến thức liên quan đến cúm A, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Những đối tượng cần phải phòng ngừa cúm A

Theo như nhiều nguồn tin tức chia sẻ, các đối tượng có nguy cơ cao mắc phải cúm A và gặp phải những biến chứng nguy cơ cao như sau:

cach-phong-ngua-cum-a
Những đối tượng cần phải phòng ngừa cúm A
  • Trẻ < 2 tuổi: trong đó tỷ lệ nhập viện, tử vong do cúm cao nhất đó là trẻ em < 6 tháng tuổi.
  • Người lớn > 65 tuổi sẽ có nguy cơ mắc cúm, biến chứng cao do hệ miễn dịch bị suy giảm so với người trẻ khỏe mạnh.
  • Người có hệ thống miễn dịch yếu bởi mắc phải những bệnh như HIV/ AIDS, ung thư,… hoặc sử dụng thuốc, hóa trị, xạ trị trong suốt quá trình điều trị ung thư.
  • Đối tượng phụ nữ mang thai hoặc là sau sinh 2 tuần sẽ có nguy cơ mắc cúm, gây ra biến chứng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe cũng như thai nhi.
  • Người mắc bệnh mãn tính cần sử dụng corticosteroid hay là những loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.
  • Nhân viên Y tế thường xuyên tiếp xúc với người bệnh.
  • Hoặc người mắc phải những bệnh mãn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, rối loạn về máu, bị rối loạn nội tiết, gan, tim, thận, bệnh lý thần kinh,…
  • Người < 19 tuổi dùng aspirin hoặc salicylate trong thời gian dài.

Chia sẻ những cách phòng ngừa cúm A hiệu quả và an toàn

Chuyên trang theartistifier.com đã thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn uy tín và có bật mí cho mọi người được biết đến về những cách phòng ngừa cúm A hiệu quả và an toàn như sau:

cach-phong-ngua-cum-a-1
Những cách phòng ngừa cúm A hiệu quả và an toàn
  • Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: phải rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, ở trong mùa dịch thì cần phải tránh những nơi đông người. Đối với nhóm đối tượng nguy cơ như phụ nữ đang trong thời gian mang thai, người mắc bệnh mãn tính, người già, trẻ em,… thì cần phải tránh tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc là nghi ngờ mắc bệnh.
  • Nếu như xuất hiện những triệu chứng cúm như sổ mũi, sốt, ho, đau nhức đầu,… thì cần phải đến những cơ sở Y tế khám chữa bệnh nhằm xác định bệnh cũng như có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Không được tự ý dùng thuốc nếu như không có chỉ định của các bác sĩ, nhất là thuốc kháng virus Tamiflu chỉ có công dụng khi được dùng trong thời gian 48h kể từ khi có triệu chứng cúm.
  • Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, lớp học, lau chùi vật dụng cũng như đồ chơi bằng hóa chất sát khuẩn.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách nghỉ ngơi, ăn uống cũng như sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.
  • Cần phải tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Những nhóm đối tượng nguy cơ cao cần phải được tiêm phòng trước mùa dịch, nhất là trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính, người bị suy giảm hệ miễn dịch và phụ nữ có thai,…

Vậy, bệnh cúm A có lây không?

Cúm A hay còn được gọi là cúm mùa, đây là loại cúm có khả năng lây nhiễm cao và nguy cơ hình thành dịch lớn.
Cúm A cũng rất lây lan từ người sang người thông qua từng giọt dịch tiết ra ở trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc là nói chuyện. Khoảng cách lây nhiễm có thể lên đến gần 2m. Bên cạnh đó, cúm A còn có khả năng lây lan nếu như bạn chạm vào từng bề mặt hoặc là vật dụng có chứa virus cúm sau đó đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng.
Bệnh cúm A cũng có thể lây lan từ người sang người ngay trong khoảng thời gian ủ bệnh – trước khi người bệnh xuất hiện những triệu chứng. Virus cũng có thể lây nhiễm từ 1 ngày trước khi phát bệnh cho đến 1 tuần sau đó. Còn riêng đối với trẻ em hoặc là người có sức khỏe kém thì thời gian lây nhiễm cũng sẽ kéo dài hơn nữa.

Lý do cần phải phòng ngừa bệnh cúm A

Cho dù gây ra những triệu chứng gần giống nhau, nhưng cúm A không giống với bệnh cảm cúm thông thường. Cúm thường sẽ nặng hơn cảm lạnh, triệu chứng cảm cúm cũng rất dữ dội, xuất hiện đột ngột hơn. Những người mắc bệnh cúm dễ bị sốt, ớn lạnh, ho khan, đau nhức mỏi người toàn thân và đau đầu. Một số người sẽ bị đau họng và đi kèm với nghẹt mũi, hắt hơi hay là gặp phải những vấn đề về dạ dày.
Bên cạnh đó, cúm còn dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng xoang, viêm cơ, tổn thương đa cơ quan, bị suy hô hấp và làm nặng thêm những bệnh lý mãn tính. Do đó, việc phòng ngừa cúm A là điều rất cần thiết.

Kết luận

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ ở trên mọi người cũng đã hiểu rõ về các cách phòng ngừa cúm A hiệu quả và an toàn. Để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác, mọi người hãy thường xuyên vào chuyên trang thông tin điện tử này để update mỗi ngày nhé!